Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
Google search engine
HomeKiến ThứcLogistics Nhập MônBài Học Logistic Thuê Ngoài Giữa Dell Và Asus

Bài Học Logistic Thuê Ngoài Giữa Dell Và Asus

Như các bạn đã xem ở bài trước, Thuê ngoài Logistic là một xu thế đang phát triển hiện nay, vừa có thể cắt giảm được chi phí sản xuất và quản lý, vừa nâng cao được mức dịch vụ khách hàng, tuy nhiên, trên thực tế không bao giờ đơn giản như thế.

ASUSTeK Computer Incorporated (ASUS) là một tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại Đài Loan chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử như bo mạch chủ, máy tính xách tay, máy chủ, điện thoại di động và các sản phẩm máy tính khác.

Thời điểm những năm 2000, ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng nhãn Dell. Lúc này sản phẩm Dell ra đời từ thiết kế của chính hãng này, các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm… Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt… được thuê ngoài ở các nhà thầu châu Á, và một trong số đó là ASUS. Sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, đại diện của ASUS đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính Dell với mức giá thấp hơn 20% mức giá xuất xưởng của chính hãng Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

logistics thuê ngoài - bài học của asus và dell

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell và đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng “nhàn hạ” hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, dán mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường. Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Tuy nhiên, lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng “như hàng của Dell” nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm “culi” cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm “ăn không ngồi rồi”, Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa.

Câu chuyện trên là một bài học đắt giá đối với Dell. Do quá chủ quan trước những động thái của Asus, đông thời bị hấp dẫn bởi những món hời trước mắt, Dell đã đánh mất mình lúc nào không hay. Dell đã tự đào hố chôn mình khi thuê ngoài Asus quá nhiều khâu quan trọng trong qui trình sản xuất, dẫn tới một sự lệ thuộc quá mức, để khi Asus trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp, lớn mạnh, thành thạo khâu sản xuất, lắp ráp và qui trình quản lí, chiếm lĩnh thị phần thì Dell đã không trở tay kịp. Do vậy, có thể thấy việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài và kiểm soát các nhà cung cấp là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp luôn chủ động trước các động thái của các đối tác này.

ĐHP lược dịch

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments